Friday, October 18, 2013

Chọn lựa test thống kê nào cho nghiên cứu?

Việc chọn lựa test thống kê cho các nghiên cứu định lượng luôn là vấn đề đặt ra trong suốt quá trình nghiên cứu, ngay từ khi làm đề cương cho đến khi báo cáo kết quả nghiên cứu. Vấn đề này đôi khi làm các nhà nghiên cứu lúng túng.
Để giải quyết vấn đề, bài viết này cung cấp những thông tin mang tính định hướng trong việc chọn lựa các test thống kê thông dụng hiện nay. Nguồn thông tin chủ yếu từ bài viết này được tham khảo từ trang web nổi tiếng của trường Đại học California Los Angeles.

Wednesday, October 9, 2013

Phân tích yếu tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)

Phân tích yếu tố khẳng định (CFA) là mô hình hay gặp trong phân tích SEM (Structural Equation Analysis). CFA khác với phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor Analysis: EFA) về phương pháp cũng như các giả định.
Bài viết dựa vào 2 cuốn sách nổi tiếng của tác giả Rex B Kline và Joseph F. Hair cùng cộng sự trong lần xuất bản gần đây nhất (2010 và 2011).

Sunday, October 6, 2013

Phân tích mô hình path (Path Analysis Model)

Mô hình path là mô hình phổ biến và tương đối của phân tích SEM (Strutural Equation Modelling). Bài viết này chủ yếu tham khảo từ tác giả Rex B. Kline, xuất bản năm 2011.
Do ngôn ngữ SEM còn chưa đồng nhất trong các sách giáo khoa và tương đối còn mới mẻ tại Việt Nam cho nên một số từ ngữ vẫn phải sử dụng tên gốc tiếng Anh. Một số thuật ngữ cũng chưa đồng nhất với một số tác giả khác như Hair (trong bài Sơ lược về SEM).
Hy vọng bài viết sẽ giúp độc giả buớc đầu làm quen với mô hình này.

Thursday, October 3, 2013

Sơ lược về Structural Equation Modelling

Structural Equation Medelling (viết tắt là SEM) là tập hợp những phương pháp thống kê ngày càng được sử dụng nhiều. Lợi điểm của SEM là cho phép dùng thuật toán thống kê để phân tích nhiều mối quan hệ cùng một lúc mà các phương pháp phân tích đa biến không giải quyết được.
Bài viết này trình bày rất sơ lược về những khái niệm cơ bản nhất của SEM, mở đầu cho những bài viết tiếp theo nói về mô hình path, phân tích yếu tố khẳng định (confirmatory factor analysis) và structural regression model.

Wednesday, September 25, 2013

Hồi quy logistic

Bài viết này chỉ trình bày phương pháp hồi quy logistic (Logistic Regression) đơn giản nhất; không đề cập đến các phương pháp mô hình hoá (đã trình bày trong bài modelling). Các phân tích về nhiễu (confounding) và tương tác (effect modification) cũng không được trình bày trong bài viết này. Bài viết thiên về mục đích thực hành, dễ hiểu, giúp độc giả có ý niệm cơ bản về phương pháp này và có thể thực hành được ngay.
SPSS và STATA là hai phần mềm được minh họa trong bài viết.

Tuesday, September 24, 2013

Mô hình tuyến tính tổng quát hóa (Generalized Linear Models)

Bài viết này giúp độc giả có những khái niệm cơ bản về mô hình tuyến tính tổng quát hoá trước khi tìm hiểu về hồi quy logistic và hồi quy Poisson là hai "thành viên" hay gặp nhất của mô hình này.
Bài viết không đi sâu và các công thức toán học phức tạp nhằm tạo nền tảng để tiếp cận những bài viết tiếp theo có liên quan đến chủ đề này.

Monday, September 23, 2013

Phân tích sống còn (Survival Analysis)

Phân tích sống còn (Survival Analysis) rất hay gặp trong nghiên cứu lâm sàng. Tìm hiểu tác dụng điều trị của một phương pháp, một loại thuốc mới... qua theo dõi quá trình lành bệnh, tái phát, biến chứng v.v... đều có liên quan đến phương pháp thống kê này.
Bài viết này chỉ đề cập những vấn đề cơ bản nhất của phân tích sống còn, giúp độc giả có được những khái niệm cơ bản trước khi tìm hiểu những tài liệu chi tiết hơn. Bài viết còn giúp độc giả làm quen với phân tích sống còn qua 2 phần mềm thống kê phổ biến là SPSS và Stata.

Thursday, September 19, 2013

Phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

Phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor Analysis: EFA) là một trong những phương pháp nghiên cứu hay sử dụng trong y xã hội học nhằm tìm ra những thành tố cấu tạo nên một bộ công cụ. EFA được xem như bước khởi đầu cho những cách tiếp cận tiếp theo như phân tích yếu tố xác định (Confirmatory Factor Analysis: CFA) hoặc các phương pháp khác thuộc Structural Equation Modelling.
Tóm tắt EFA qua sơ đồ sẽ giúp độc giả một cách tiếp cận phương pháp này một cách dễ hiểu và dễ áp dụng. Bảng tiếng Việt sẽ được cập nhật trong bài viết sau.

Wednesday, August 28, 2013

Hồi quy đa biến

Bài viết này dành cho bạn đọc đã có kiến thức nhất định về lý thuyết hồi quy. Tuy nhiên, quá trình đọc bài viết này cùng với những tham khảo cần thiết tương ứng có thể giúp bạn đọc có một ý niệm tương đối hệ thống về phân tích hồi quy đa biến.

Friday, August 23, 2013

Hồi quy và hồi quy tuyến tính

Hồi quy là phương pháp rất hay gặp trong thống kê, nhất là thống kê y sinh học. Nhiều đề tài nghiên cứu và nhiều bài báo khoa học sử dụng mô hình hồi quy trong phân tích. Tuy nhiên, việc áp dụng và trình bày phương pháp còn chưa thực sự đầy đủ và phù hợp.
Từ bài này trở đi, tôi sẽ trình bày các mô hình hổi quy hay gặp, cách áp dụng cụ thể và cách trình bày mô hình trong một bài báo khoa học. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đọc say mê nghiên cứu.
Bài đầu tiên sẽ đề cập về hồi quy và mô hình hồi quy đơn giản nhất: hồi quy tuyến tính đơn giản (Simple Linear Regression).

Monday, August 12, 2013

Xây dựng mô hình thống kê

Xây dựng mô hình thống kê, trước đây hay gọi là "lập phương trình toán học", là phương pháp hiện nay hay được sử dụng trong phân tích đa biến, hay gặp nhất là trong phân tích hồi quy (tuyến tính hoặc logistic) và phân tích sống còn.
Bài viết sau sẽ cho chúng ta một khái niệm rất cơ bản của việc xây dựng mô hình cũng như giới thiệu các phương pháp xây dựng mô hình hay gặp nhất.

Thursday, August 8, 2013

Cách của một trường Đại học của Úc công bố các chức danh GS và PGS



Hãy xem một trường Đại học ở Úc thông báo công nhận chức danh Giáo sư (GS) và Phó giáo sư (PGS) như nội dung email dưới đây. Đơn giản vậy thôi. Không cần làm lễ rườm rà, tốn kém, phô trương.
Ngẫm đến ta, bệnh phô trương, hình thức, và kèm theo đó là lãng phí đã trở nên phổ biến. Các hình ảnh trao Quyết định đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS hoặc quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ với "lễ công bố" hoành tráng, tốn kém ngày càng nhiều và chưa cho thấy dấu hiệu giảm đi..

Sunday, January 27, 2013

Bang Queensland ứng phó với bão lụt như thế nào?

Bắt đầu từ hôm qua (26/1/2013), cơn bão nhiệt đới Oswald và hoàn lưu của nó đã tiến nhanh về phía Đông Nam sau khi tràn qua  Bắc Queensland gây ngập lụt diện rộng. Brisbane, thủ phủ của bang Queensland bắt đầu hứng chịu ảnh hưởng này từ ngay hôm nay với mưa to, gió giật mạnh.
Tôi theo dõi hai ngày hôm nay, thấy rằng cách mà chính quyền bang Queensland ứng phó và thông tin về bão lụt cho người dân thật thiết thực và hữu ích. Từ hôm qua đến nay, đã có 3 lần, đích thân thống đốc bang, Campbell Newman đã cùng với các bộ trưởng liên quan: Cảnh sát, khí tượng thủy văn, tình trạng khẩn cấp, thị trưởng Brisbane tổ chức họp  báo và trực tiếp trên truyền hình về tình hình bão lụt, tóm tắt diễn biến, dự báo, những biện pháp đã và sẽ triển khai, lời khuyên cho người dân, hướng dẫn cách thu thập thông tin về diễn biến và yêu cầu trợ giúp khẩn cấp, đồng thời trả lời các câu hỏi của nhà báo hoặc những ai quan tâm. Tất cả các lãnh đạo chính quyền bang Queensland đều có mặt chứng tỏ họ quan tâm và theo dõi, chỉ đạo các hoạt động phòng chống bão lụt rất sát sao và cụ thể. Họ sử dụng từ ngữ mà ai cũng có thể hiểu được, tránh không dùng những từ quá chuyên môn về thời tiết.
Hệ thống cung cấp thông tin về tình hình bão lụt được cập nhật liên tục thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến tại Úc: truyền hình (ABC news 24), radio, twitter, facebook, webiste của bang, của thành phố, website của khí tượng thủy văn. Đặc biệt, hai mạng xã hội phổ biến là twitter và facebook được tận dụng triệt để để cung cấp thông tin cập nhật nhất cho người dân, hầu như cứ mỗi 5-10 phút một lần.
Cách ứng phó của họ và cách cập nhật thông tin của họ cho người dân là rất thiết thực, cụ thể, và đặc biệt là không phô trương hình thức, rất đáng cho chúng ta học tập. 

Monday, January 21, 2013

Lỗi tiếng Anh đáng trách...

Tôi đọc trên báo Khánh Hòa online ngày 21/1/2013 có đăng tin "200 triệu USD xây dựng khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp tại Khánh Hòa"

Bài báo đăng hình lễ ký kết hợp đồng giữa các đối tác với phông phía sau ghi rõ dòng chữ "Cordial welcome to the visiting delegation".

Tôi thật sự ngạc nhiên, rồi cảm giác hơi xấu hổ, khi thấy lỗi tiếng Anh ngớ ngẩn này lại xuất hiện trong bối cảnh buổi lễ có nhiều quan chức và doanh nhân quan trọng tại một thành phố khá nổi tiếng của cả nước.




Sunday, January 13, 2013

Định dạng một bài báo khoa học

Việc định dạng một bài báo theo đúng yêu cầu của một tạp chí khoa học đôi khi làm người viết chưa có kinh nghiệm trong xử lý tài liệu word lúng túng. Bài này hướng dẫn chi tiết cách định dạng theo yêu cầu của nhiều tạp chí khoa học trong nước hiện nay.

Sunday, January 6, 2013

So sánh một số thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu bệnh chứng (case-control), nghiên cứu thuần tập (cohort), và nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) là 3 thiết kế thường dễ gây nhầm lẫn đối với những người mới bắt đầu tham gia nghiên cứu. Bài này minh họa thông qua bảng và sơ đồ cung cấp cho độc giả sự so sánh 3 thiết kế nghiên cứu này.

Friday, January 4, 2013

Khái niệm về nhiễu (Confounding) và tương tác (Interaction)

Nhiễu (Confounding) và tương tác (Interaction) là hai khái niệm rất cơ bản trong dịch tễ học, cần phải lưu ý trong khi tiến hành nghiên cứu và phân tích.
Bài viết này giới thiệu những điểm cơ bản của hai khái niệm này, giúp độc giả lưu ý trong quá trình thiết kế và phân tích các đề tài nghiên cứu của mình.

Wednesday, January 2, 2013

Nói lại cho rõ kết quả thử nghiệm tác dụng của cây Xáo tam phân



Ngày 14/11/2012, Viện Dược liệu (VDL) đã gửi văn bản số 539/VDL-QLKHĐT cho Sở Y tế Khánh Hòa thông báo một số “kết quả ban đầu” về nghiên cứu cây Xáo tam phân (XTP). Kết quả nghiên cứu này dựa trên những thí nghiệm trên động vật, cụ thể là chuột nhắt trắng, và trên một số dòng tế bào ung thư trong ống nghiệm (in-vitro). Điều đó có nghĩa các kết quả ban đầu này hoàn toàn còn mang tính thử nghiệm, chưa thể khẳng định những tác dụng này là tươngtự trên cơ thể người. Sẽ còn nhiều những thử nghiệm tiếp theo để khẳng định tính giá trị và tính tin cậy của các tác dụng này, trước khi trải qua những bước nghiêm ngặt và cần thiết về thử thuốc trên lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số báo chí trong nước đã đăng tải nhiều bài viết đề cập đến cây XTP như là một “thần dược” thực sự, tạo nên sự hiểu lầm trong dư luận, làm cho tình trạng “săn lùng”, khai thác cây XTP trên địa bàn xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa trở nên hỗn loạn, khó kiểm soát, gây cạn kiệt nguồn gen. Một số bài viết còn đi xa hơn, mô tả một người dân như là “thần y”, chữa bách bệnh, làm lành bệnh một cách diệu kỳ chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Bài viết này muốn nói rõ hơn về nội dung văn bản của VDL, nhằm cung cấp thông tin cho độc giả rõ hơn về “kết quả ban đầu” này.

Tuesday, January 1, 2013

Giới thiệu sơ lược về R

Phần mềm thống kê R ngày càng được nhiều người sử dụng trong phân tích thống kê. Đây là phần mềm rất mạnh, hữu dụng, đáp ứng hầu như tất cả các yêu cầu thống kê, và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí. Tôi viết tài liệu này nhắm phục vụ các độc giả đã có những kiến thức về thống kê cơ bản, đã sử dụng các thuật toán thống kê trong thực hành nghiên cứu của mình.
Mọi góp ý, phê bình đều được trân trọng để cho những tài liệu sau được tốt hơn. Các thắc mắc, góp ý, phê bình xin vui lòng post trực tiếp trên blog này.
Xin giới thiệu tài liệu nhỏ này đến bạn đọc.